PC-9X.Com | Diễn Đàn Chém Gió - Phang Bão Số 1 Viêt Nam



You are not connected. Please login or register


nhi45271@gmail.com

nhi45271@gmail.com
MemBer
MemBer
Cầu trục và cổng trục là hai loại thiết bị dùng để nâng hạ và di chuyển hàng hóa, nhìn chung thì khá giống nhau nên người dùng hay nhầm lẫn. tuy nhiên chúng cũng có nhiều điểm khác biệt vậy điểm khác biệt đó là gì ?

So sánh cầu trục và cổng trục
Giống nhau:
Đều là thiết bị chuyên dùng để nâng hạ di chuyển hàng hóa, máy móc, vật liệu có tải trọng lớn.
Cơ cấu nâng – hạ – di chuyển bằng điện, hoạt động được trong nhiều điều kiện làm việc.
Cầu trục và cổng trục đều di chuyển linh hoạt trên đường ray có sẵn, xe con -palang di chuyển trái – phải được treo trên dầm chính.
Khác nhau:
Phương thức cấp điện: Cầu trục thường dùng ray điện an toàn 3P, trong khi đó, cổng trục sử dụng ru lô cuốn cáp.
Vị trí đặt đường ray, hệ ray: Nếu như đường ray của cầu trục đặt trên cao nhà xưởng thì hệ đường ray của cổng trục lại được thiết kế nằm dưới mặt đất. Với hệ ray, thiết bị cầu trục đặt trên dầm đỡ ray, phía bên dưới là khung nhà xưởng. Trong khi đó, hệ ray của cổng trục được đặt trên nền nhà xưởng, bên dưới là phần móng bê tông cốt thép đặc trưng.
Ưu nhược điểm của cầu trục và cổng trục
Cầu trục Cổng trục
Ưu điểm
Cầu trục dầm đơn là thiết bị nâng hạ hàng hóa phổ biến, gọn nhẹ, dễ dàng thao tác, thi công
Có thể di chuyển vật trong không gian không hạn chế
Có thể dùng để nâng hạ di chuyển hàng hóa theo vòng tròn hoặc di chuyển linh hoạt khi dùng cầu trục quay, cầu trục monorail
Giá thành rẻ.
Không phụ thuộc vào kết cấu nhà xưởng, tải trọng nâng hạ lớn
Chi phí lắp đặt không quá cao
An toàn hơn trong quá trình thi công
Thời gian gia công chế tạo nhanh
Quá trình bảo hành thuận tiện
Có thể di chuyển khắp xưởng nếu dùng cổng trục đẩy tay nhưng bị hạn chế tải trọng.
Nhược điểm
Chỉ hoạt động trong phạm vi nhà xưởng
Khi lắp đặt cầu trục phải làm thêm hệ cột, dầm đỡ đảm bảo cho cầu trục hoạt động an toàn.
Đối với riêng cổng trục thì nhược điểm của nó là có thể nguy hiểm tới quá trình thi công khi hệ đường ray chạy.
Giá thành cao
So sánh về thiết kế và cấu tạo của cổng trục, bán cổng trục

- Thực chất, xét về cấu tạo thì cổng trục và bán cổng trục giống nhau khi đều sở hữu những bộ phận gồm dầm chính, đường chạy ray di chuyển, pa lăng, chân cổng trục, bánh xe, thiết bị neo giữ cổng trục trong điều kiện không làm việc… Điểm khác biệt chủ yếu đến từ thiết kế của hai thiết bị nâng hạ - di chuyển vật nặng này.

- Theo đó, cổng trục được tạo nên bởi các chân cổng kết hợp với dầm chính vắt ngang ở phía trên cao. Số lượng chân cổng trục là số chẵn, đối xứng với nhau. Thông thường là loại 2 chân cổng hoặc 4 chân cổng. Mục đích là để phân tán đều trọng lực của vật nặng khi thiết bị hoạt động.

- Dầm chính vắt ngang phía trên cao tạo thành hình ảnh của một chiếc cổng nên thiết bị được gọi là cổng trục. Trong khi đó bán cổng trục là thiết bị có một chân. Thiết bị chỉ có một đầu giàn thép lắp đặt trực tiếp với chân cổng. Đầu kia đặt tựa và lăn trên đường ray như một bên của cầu trục.

- Xét đến cùng thì bán cổng trục cũng là một loại cổng trục (nửa cổng trục, nửa cầu trục). Vì vậy cấu tạo, phương thức hoạt động, cách lắp đặt gần như giống hệt nhau. Điểm khác biệt duy nhất là thiết bị có kết cấu một bên chân cổng thay vì hai bên chân cổng hoặc 4 chân đối xứng như cổng trục thông thường. Ngoài bán cổng trục còn có cổng trục chữ A, cổng trục đẩy tay, cổng trục có công soon một bên, cổng trục có công soon hai bên, cổng trục một chân cứng một chân mềm…

Phương thức hoạt động của cổng trục và bán cổng trục

- Cấu tạo giống nhau, thiết kế có phần tương tự nên phương thức hoạt động của cổng trục và bán cổng trục cũng không có sự khác biệt. Trên thị trường hiện nay đa số là cổng trục – bán cổng trục một dầm. Tức là thiết bị có duy nhất một dầm chính có kết cấu hình chữ I hoặc hình dầm hộp.

- Trường hợp khách hàng có nhu cầu nâng hạ hàng hóa trọng lượng lớn đến cực lớn thì có thể chọn cổng trục dầm giàn hoặc cổng trục dầm đôi. Bộ phận dầm chính được treo bởi các đòn treo, đòn khung và liên kết với chân của cầu trục bằng bu lông. Chân cổng trục cũng liên kết với dầm biên (chân chạy) bằng bu lông.




Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền Hạn Của Bạn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết